Quantcast
Channel: Hải quân
Viewing all articles
Browse latest Browse all 44

Hải quân Mỹ cần 7 "chiêu" để đánh thắng trong xung đột Mỹ-Trung

$
0
0

Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 9 tháng 11 dẫn trang mạng "Boston Globe" Mỹ ngày 8 tháng 11 đăng bài viết "Xây dựng quy hoạch mới cho Hải quân Mỹ" của giáo sư thỉnh giảng Học viện công nghệ Georgia, nhà nghiên cứu thỉnh giảng Học viện Kennedy-Đại học Harvard, cựu phó Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, James Winnefeld.

Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và tàu USS Lassen Hải quân Mỹ trên Biển Đông (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Theo bài báo, khi Lầu Năm Góc được trao quyền điều tàu khu trục USS Lassen đi vào vùng biển tranh chấp ở Biển Đông gần đây, chính quyền Barack Obama đã ra tuyên bố quan trọng, cho biết,

lợi ích quan trọng của Mỹ bao gồm bảo vệ hệ thống kinh tế toàn cầu, an ninh của các đồng minh Mỹ ở khu vực này và bảo vệ trật tự quốc tế lấy quy tắc làm nền tảng, hơn nữa, trật tự này vài chục năm qua đã bảo đảm hòa bình của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Mỹ làm thế nào tiếp tục tăng cường quy tắc quốc tế ở khu vực này và dựa vào tần suất nào để tăng cường còn đợi quan sát. Nhưng, do không có nước nào sẽ được lợi từ đối đầu trực tiếp, ngoại giao công chúng và quân sự đều đã và đang tìm cách làm giảm xung đột không thể tránh khỏi giữa hai nước.

Bất kể thế nào, quan hệ căng thẳng ở Biển Đông đã tiếp tục tăng cường tần suất xuất hiện của Hải quân Mỹ và sứ mệnh toàn cầu của họ. Hiện nay, tàu hộ vệ USS Constitution Mỹ đậu ở bến tàu số 1 của nhà máy đóng tàu hải quân Charleston luôn nhắc nhở người Boston về tầm quan trọng của sở hữu một lực lượng hải quân mạnh.

Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và tàu USS Lassen Hải quân Mỹ trên Biển Đông (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Nhưng, trong bối cảnh mờ mịt do ngân sách không hề xác định của tương lai, Hải quân Mỹ đang đau đầu về việc làm thế nào để chuẩn bị được các quyết sách quan trọng có hiệu quả lâu dài nhằm ngăn chặn và khi cần thiết giành chiến thắng trong xung đột tương lai.

Trong quy hoạch tương lai của Hải quân Mỹ, không có khu vực nào quan trọng hơn Tây Thái Bình Dương.

Mặc dù Hải quân Mỹ vẫn chiếm ưu thế, nhưng ưu thế truyền thống về quy mô và chất lượng đang nhanh chóng suy giảm. Trong khi đó, Hải quân Mỹ luôn dựa vào những ưu thế này để chiến thắng ưu thế về khoảng cách và tính chủ động của Trung Quốc.

Vì vậy, theo bài báo, cần phát triển phương pháp mới để ngăn chặn Trung Quốc xâm lược đồng minh và đối tác của Mỹ.

Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và tàu USS Lassen Hải quân Mỹ trên Biển Đông (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Đối với bất cứ một lực lượng hải quân nào trên đại dương, quyết sách trong ngắn hạn đều có ảnh hưởng lâu dài. Mặc dù hạm đội Mỹ trong quy hoạch thường đều sẽ triển khai hợp lý để hỗ trợ cho những tư tưởng mới này,

nhưng hiện nay, đối với cân bằng năng lực tác chiến, tính năng vũ khí, trạng thái sẵn sàng chiến đấu và đầu tư cho lực lượng nhân viên, Hải quân Mỹ cần phải nhớ kỹ 7 nhân tố dưới đây:

Thứ nhất, hiện nay phải nhận thức được mạo hiểm "theo cách tổn thương" trên mặt biển sẽ có bao nhiêu nguy hiểm. Đến nay, ưu thế của "phương pháp tìm kiếm" rõ ràng lớn hơn "phương pháp né tránh".

Muốn bảo vệ cho tàu chiến mặt nước không bị tấn công bởi hệ thống chống hạm có chi phí thấp và năng lực cao thì cần có ngày càng nhiều không gian và tiền bạc, điều này sẽ làm giảm các năng lực khác của Hải quân Mỹ.

Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và tàu USS Lassen Hải quân Mỹ trên Biển Đông (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Tàu chiến mặt nước Hải quân Mỹ vẫn có trang bị mạnh, nhưng tất cả những tàu chiến này trong tương lai rất có thể sẽ thực hiện nhiệm vụ ở vùng biển nguy hiểm.

Vì vậy, thứ hai, Hải quân Mỹ cần gia tăng đầu tư cho vũ khí bất đối xứng, chẳng hạn mìn thông minh, phương pháp "không chết người" ngăn chặn tàu chiến, tác chiến mạng, vũ khí tầm xa năng lượng cao và tác chiến điện tử.

Ngoài ra, Hải quân Mỹ cần phải tiếp tục gia tăng đầu tư cho tác chiến điện tử xuyên suốt quá trình, phương diện này đã bỏ phí quá nhiều thời gian. Điều không may là, nội bộ hải quân chủ trương sức mạnh của những hệ thống này luôn không được thúc đẩy mạnh mẽ.

Thứ ba, Hải quân và Quốc hội Mỹ cần từ bỏ tiêu chuẩn đơn giản hóa tổng số tàu chiến. Loại phương pháp đánh giá này đã gây ra sức ép cho Hải quân Mỹ, yêu cầu họ chế tạo nhiều tàu chiến cấp thấp hơn, những tàu chiến này đương nhiên rất có ích trong các tình huống cụ thể, nhưng trong môi trường chiến đấu ác liệt sẽ không được thể hiện tốt.

Cần phải sắp xếp chính xác tàu chiến, điều này cần triển khai thảo luận phức tạp hơn, chứ không phải là chỉ về số lượng tàu chiến.

Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và tàu USS Lassen Hải quân Mỹ trên Biển Đông (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Thứ tư, do về chính trị hầu như không thể triển khai nhiều tàu chiến hơn ở nước ngoài, Hải quân Mỹ cần quan tâm thực hiện sự cân bằng khó khăn giữa hiện diện tuyến đầu để răn đe xung đột và năng lực điều động binh lực quy mô lớn cần thiết cho đánh thắng xung đột.

Tư duy sáng tạo về việc làm thế nào tiến hành hiện diện ở khu vực này có thể sẽ gây ảnh hưởng thêm.

Thứ năm, Hải quân Mỹ cần duy trì ưu thế lâu dài trong cuộc chiến tấn công và phòng thủ ở dưới nước. Rất nhiều ưu thế công nghệ có thể gia tăng sử dụng hệ thống tự động dưới nước, đầu tư của hải quân trên phương diện này cũng đáng phấn khởi.

Thứ sáu, Hải quân Mỹ cần phải ghi nhớ hợp tác quan trọng với lực lượng Thủy quân lục chiến. Mặc dù khả năng triển khai đổ bộ quy mô lớn trong xung đột với Trung Quốc hầu như không lớn, nhưng tồn tại rất nhiều tình huống có thể cần tới lực lượng Thủy quân lục chiến phát huy năng lực tầm xa.

Thứ bảy, các tướng lĩnh cao cấp Hải quân Mỹ đứng đầu là Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ Đô đốc John Richardson biết rõ tầm quan trọng của rất nhiều thách thức và đổi mới của Hải quân Mỹ. Trở ngại lớn nhất của họ là sức ép tài chính gây ra bởi các thế lực bảo thủ từ chối thay đổi và những bất đồng ý kiến của Quốc hội. 






Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và tàu USS Lassen Hải quân Mỹ trên Biển Đông (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Viewing all articles
Browse latest Browse all 44

Trending Articles